Một đơn vị tiền tệ có giá trị lên tới hơn 1 tỷ VND vào lúc giá cao nhất. Đó chính là Bitcoin – tiền điện tử đầu tiên trên thế giới mới làm được như vậy. Đây cũng là đồng tiền tăng giá nhanh nhất lịch sử chỉ trong vòng năm. Vậy Bitcoin là gì? Nó có gì khác với tiền giấy mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội Dung Bài Viết
Bitcoin (BTC) là gì?
Bitcoin được ra đời vào năm 2009, cho đến bây giờ chúng ta vẫn không biết cha đẻ thực sự của Bitcoin là ai. Chỉ biết rằng có một người lấy bí danh là Satoshi Nakamoto để giới thiệu về Bitcoin. Đến nay, năm 2022 ông ta là ai, một cá nhân hay một tổ chức vẫn không ai biết rõ chính xác.
Bitcoin là một loại tiền điện tử phi tập trung đầu tiên trên thế giới. Có nghĩa là các giao dịch đều diễn ra trực tiếp giữa những người tham gia mà không qua bất kỳ bên trung gian nào cả. Theo như mô tả của Satoshi “Bitcoin được tạo ra để cho phép thanh toán trực tuyến được gửi trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua tổ chức tài chính”.
Để hiểu rõ hơn về bitcoin, chúng ta hãy tìm hiểu về sự hình thành của chúng.
Sự ra đời của Bitcoin(BTC)
- Công nghệ Blockchain
Đầu tiên, Satoshi Nakamoto đã tạo ra một nền tảng công nghệ cực mới là blockchain. Mà từ nền tảng này người ta sẽ tạo ra Bitcoin. Cũng giống như xây nhà chúng ta cần phải xây nền móng. Blockchain chính là nền móng để hình thành Bitcoin – đồng tiền điện tử có giá trị nhất hiện nay. Ngày 31/10/2008, Nakamoto lần đầu tiên nhắc đến Bitcoin trong một bài đăng nói đến một loại tiền tệ trực tuyến ngang hàng có thể được triển khai.
Blockchain như là một cuốn sổ không thể bị tẩy xóa, không thể bị cắt ghép sửa chữa, không thể làm giả và cuốn sổ luôn ghi lại mọi giao dịch. Khi áp dụng công nghệ này để tạo ra Bitcoin thì mọi giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn sẽ luôn được ghi lại. Vì cuốn sổ này là công khai nên bất kỳ ai cũng có thể xem được lịch sử giao dịch. Nhưng không ai có thể xóa hay chỉnh sửa gì được kể cả người tạo ra nó.
2. Tạo ra Bitcoin
Hai tháng sau khi nhắc đến bitcoin lần đầu tiên, vào ngày 03/01/2009, Satoshi Nakamoto đã khai thác khối đầu tiên trên mạng Bitcoin, được gọi là khối genesis và từ đó ra mắt đồng tiền mã hóa đầu tiên của thế giới. Ông Satoshi Nakamoto không tạo ra sẵn một đồng bitcoin nào mà tất cả đều được ẩn đi. Muốn sở hữu Bitcoin thì cần phải dùng máy tính xử lý những thuật toán rất phức tạp. Sau quá trình xử lý thì sẽ nhận được một phần thưởng. Số lượng bitcoin nhận được sẽ được đưa vào lưu thông, hay còn được gọi là đào bitcoin.
Tại sao BTC lại trở nên đặc biệt
Điều đầu tiên cần phải kể đến vì đây là đồng tiền mã hóa xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Sự phát triển của tiền mã hóa đầu tiên đã tạo cơ sở cho hàng nghìn dự án được phát triển và cạnh tranh sau này.
Chính nhờ sự tiên phong của mình mà BTC vẫn luôn giữ được vị trí đứng đầu trong thị trường. Sau hơn 10 năm, vốn hóa thị trường của BTC đã lên đến gần 1 nghìn tỷ đô la. Phần lớn là do sự phổ biến của các nền tảng cung cấp các trường hợp sử dụng cho BTC: ví, sàn giao dịch, dịch vụ thanh toán, trò chơi trực tuyến,…
Số lượng BTC là có hạn
Cũng giống như vàng trên Trái Đất, dù có bao nhiêu đi nữa thì vẫn có một số lượng nhất định. Bitcoin cũng như vậy, chỉ có vỏn vẹn 21 triệu BTC. Người ta ước tính đến năm 2140 thì đồng BTC cuối cùng sẽ được đào lên.
Tại thời điểm ra mắt, phần thưởng là 50btc cho mỗi khối được chia cho tất cả những người khai thác. Con số này bị giảm một nửa với mỗi 210.000 khối mới được khai thác. Quá trình này diễn ra trên mạng trong khoảng bốn năm. Tính đến năm 2020, phần thưởng khối đã giảm ba lần và giờ còn 6,25 btc.
Mọi giao dịch đều được công khai
Tất cả giao dịch như đào BTC hay chuyển từ người A đến B đều được ghi lại vào cuốn sổ cái. Thế nên mỗi đồng coin được đào lên đều được cả thế giới biết đến. Cho nên không thể có ai làm giả được Bitcoin và mang vào lưu hành.
Ưu điểm và nhược điểm của Bitcoin
Ưu điểm
- Không thể bị làm giả
- Không thể tạo thêm được
- Không bị kiểm soát bởi cá nhân hay tổ chức nào
- Giao dịch nhanh chóng khắp mọi nơi trên thế giới không qua trung gian nào.
- Chi phí chuyển tiền rất thấp
- Tính bảo mật cao
Nhược điểm
- Lượng người dùng vẫn còn khá ít
- Khó sử dụng đối với những người không hiểu về công nghệ
- Giá vẫn còn biến động mạnh
- Tính ẩn danh nên có thể là phương tiện cho các hành vi phạm tội như rửa tiền, lừa đảo
Bitcoin có sử dụng được không?
Hiện nay, Bitcoin được ví như “vàng kỹ thuật số” vì mang các đặc tính như có giá trị, có thể lưu thông và được sử dụng như một loại tài sản, thanh toán. Tính đến năm 2016, đã có hơn 122.000 doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng BTC. Có thể kể đến như Microsoft, Dell, Paypal, Atomic Mall,… đặc biệt là Tesla – công ty công nghệ hàng đầu thế giới cho phép thanh toán các sản phẩm của họ bằng Bitcoin. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chóng mặt của btc trong vòng 1 năm qua.
Vào ngày 22/05/2010, một lập trình viên tên là Laszlo Hanyecz đã trả 10,000BTC để mua 2 chiếc bánh Pizza của Papa John. Hằng năm vào ngày này, cộng đồng Bitcoin tổ chức các sự kiện ăn mừng giao dịch bằng Bitcoin đầu tiên trên thế giới. Đây là một sự kiện mang tính lịch sử của công nghệ thời hiện đại. Cho thấy bước đột phá của công nghệ vào thực tế. Nếu ngày đó Laszlo không sử dụng 10,000BTC đó để mua Pizza thì BTC mãi mãi là một con số trên máy tính và không có ứng dụng thực tế. Ước tính 16 lát Pizza khi đó chỉ có giá trị là $30. Có thể thấy đây là một sự kiện quan trọng. Khi mà bạn sở hữu số BTC đó đến ngày hôm nay thì bạn đã trở thành tỷ phú trên thế giới.
Trên khắp thế giới đang ngày càng nhiều mặt hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử. Từ các mặt hàng nhỏ và trung bình đến xe điện của Tesla. Bitcoin đang dần trở nên phổ biến hơn ở mọi quốc gia. Mới đây chính phủ El Savador là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa đồng BTC.
Bitcoin có hợp pháp tại Việt Nam?
Hiện tại, chưa có bất kỳ quy định hay khung pháp lý nào để quản lý việc giao dịch Bitcoin. Tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo nêu rõ: việc sử dụng BTC làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Ngoài ra, Bộ Công Thương hiện tại vẫn chưa công nhận Bitcoin là hàng hoá hay dịch vụ. Việc này cũng đồng thời bãi bỏ cơ sở để thu thuế BTC vì không thể đưa được Bitcoin vào danh mục hàng hóa hay dịch vụ để thu thuế.
Như vậy, việc giao dịch, sở hữu, đào Bitcoin tại Việt Nam không phải là vi phạm pháp luật. Thực tế, “chưa điều chỉnh” là dạng hợp pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì không bị ràng buộc bởi các quy định. Việc “thanh toán” sử dụng BTC cũng không vi phạm pháp luật. Bởi khi không công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán thì cũng đồng nghĩa với việc trao đổi giữa hàng hóa và BTC không phải là thanh toán theo định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh Bitcoin trong nước đã bị hạn chế bằng các phương pháp hành chính khác từ phía Chính phủ.
Giá trị Bitcoin thời điểm hiện tại
Thời điểm mà kiemtien24h viết bài này thì giá bitcoin đang giao động trong khoảng 39,000$. Vào cuối năm 2021, giá BTC đã lên tới đỉnh điểm là 69,000$. Có rất nhiều nguồn để theo dõi tỉ giá Bitcoin. Google đã tích hợp sẵn tỉ giá Bitcoin khi bạn điền vào công cụ tìm kiếm: 1 BTC to VND. Tuy nhiên đây là giá Bitcoin tại thị trường quốc tế, lấy trung bình từ các sàn giao dịch lớn như: Bitstamp, Coinbase, OKCoin.